Rượu Ngô men lá nấu chuẩn sẽ cần phải mất nhiều thời gian và công sức mới có được Rượu Chuẩn và uống xong vẫn còn lưu lại hương vị của Ngô. Nếu bạn để từ 6 tháng – 1 năm thì rượu đã giảm gần hết những tạp chất và chỉ còn lại hương vị của Rượu Ngô. Một loại rượu đặc sản của người dân tộc.
Nguyên liệu và phương thức nấu của người vùng cao:
- Nguồn nước nấu rượu: là nguồn nước khơi từ mạch núi đá có độ cao hơn 1000m so với mực nước biển. Nguồn nước tinh khiết giống như nước khoáng đóng chai khi chảy qua nhiều khe núi rồi mới về tới nơi. Và điều này sẽ làm cho rượu có độ ngọt của rượu nơi khác.
- Loại men lá đặc biệt: đây là cái thứ men hảo hạng tạo nên thương hiệu rượu ngô Hà Giang, loại men được làm từ nhiều loại lá rừng phơi khô rồi trộn lẫn với bột ngô sau khi ủ hai ngày thì mang phơi nắng.
- Ngô nấu rượu: được nấu kĩ cho đến khi mềm rồi trộn kỹ với men, ủ từ 15- 20 ngày trong chum to rồi mới đi nấu theo phương pháp cách thủy (không nấu theo phương pháp nấu rượu gạo)
- Giống ngô vàng: của người Mông vùng cao: đây là giống ngô vàng được trồng trên khu vực cao nguyên đá, nên sức sống rất dẻo dai, không sâu bệnh. Khi ủ men rất thơm.
- Quá trình chưng cất rượu: bằng phương pháp thủ công nấu Cách Thủy quá trình nấu rượu ngô rất công phu và tỉ mỉ. Người H’Mông chuẩn bị kĩ càng và nấu theo phương thức truyền thống Cách Thủy, khối lượng ngô để nấu một mẻ rượu rất lớn để được những giọt rượu thơm và đảm bảo nhất.
Đặc điểm của rượu ngô men lá
Rượu có độ từ 35o – 40o lúc mới nấu hoặc chỉ để được 1-2 tuần, rượu khá hăng nhưng rất thơm uống lúc mới nấu cũng không đau đầu.
Rượu ngô để lâu hoặc hạ thổ có độ dưới 350 , giảm độ thơm mùi thơm thoang thoảng, nhưng khi uống lại có vị thơm riêng biệt của ngô. Uống xong vẫn còn vị đậm của rượu trong một thoáng mùi ngô thơm.
Nếu quý vị có nhu cầu xin liên hệ:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.